Sức đề kháng được hiểu là khả năng tự phòng vệ của cơ thể chống lại sự xâm nhập gây hại của các yếu tố bên ngoài như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng. Sức đề kháng cơ thể được tạo ra từ hệ thống miễn dịch với các tế bào miễn dịch đặc hiệu làm nhiệm vụ nhận biết, tiêu diệt tác nhân lạ.
Suy giảm đề kháng dẫn đến sức khỏe yếu và nguy cơ nhiễm bệnh cao
Hệ miễn dịch của cơ thể có được gồm 3 loại: Miễn dịch tự nhiên, miễn dịch thu được và miễn dịch thụ động. Bất cứ loại miễn dịch nào cũng quan trọng với cơ thể vì đều có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập gây hại của tác nhân gây bệnh đặc trưng.
Khi hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng giảm, cơ thể dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh từ môi trường hơn, biến chứng bệnh cũng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt với virus Covid-19, những người có miễn dịch yếu có tỉ lệ biến chứng nặng và tử vong cao hơn hẳn các đối tượng còn lại.
Về nguyên nhân gây giảm sức đề kháng, có thể kể đến như:
Suy giảm miễn dịch là nguyên nhân chính dẫn đến sức đề kháng yếu
1.1. Suy giảm miễn dịch
Như đã nói, sức đề kháng có liên hệ trực tiếp với hệ miễn dịch, suy giảm miễn dịch là nguyên nhân chính khiến cơ thể dễ mắc bệnh nghiêm trọng hơn. Những nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch bao gồm:
-
Suy giảm miễn dịch tiên phát: do khiếm khuyết về mặt di truyền và rối loạn tế bào mầm,…
-
Suy giảm miễn dịch thứ phát: do điều trị kìm tế bào, can thiệp phẫu thuật, do tia bức xạ X, chấn thương,…
1.2. Uống ít nước
Nước không chỉ có vai trò trong việc làm mát cũng như nhiều quá trình sống của cơ thể mà nước còn giúp thận lọc bỏ các độc tố ra ngoài cơ thể. Người uống ít nước thường gặp tình trạng sức khỏe yếu, dễ mắc bệnh.
1.3. Thức quá khuya
Thời gian ngủ mỗi đêm là vô cùng quan trọng để cơ thể tái tạo lại năng lượng đã mất, hơn nữa cũng giúp thải bỏ độc tố cùng các chất gây hại ra khỏi cơ thể. Việc thức quá khuya thường xuyên sẽ khiến cơ thể hạn chế sản xuất melatonin, từ đó hệ miễn dịch không tạo được nhiều tế bào vi khuẩn nên khả năng chống lại tác nhân gây bệnh cũng yếu đi.
Stress kéo dài cũng là nguyên nhân làm giảm sức đề kháng
1.4. Stress kéo dài
Stress kéo dài, căng thẳng thường xuyên sẽ gây rối loạn nội tiết tố, nhất là các hormone testosterone hay estrogen. Điều này gây mất thăng bằng và làm suy giảm miễn dịch cơ thể.
1.5. Ô nhiễm không khí
Thường xuyên hít thở trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất,… sẽ gây nhiễm bẩn phổi, từ đó ngăn chặn sự tăng sinh của tế bào lympho T và lympho B. Hai tế bào này đều có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch, sự thiếu hụt có thể gây giảm sức đề kháng.
1.6. Do lạm dụng kháng sinh
Thuốc kháng sinh vừa có tác dụng điều trị bệnh do nhiễm khuẩn nhưng vừa khiến cơ thể yếu hơn, làm rối loạn miễn dịch và suy giảm sức đề kháng. Do vậy, việc lạm dụng kháng sinh là cần tránh vì dễ khiến cơ thể yếu hơn, khả năng chống chịu với vi khuẩn gây bệnh cũng bị ảnh hưởng.
Suy giảm sức đề kháng do những nguyên nhân trên cần được cải thiện bên cạnh áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
2. Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn: Ăn gì để tăng sức đề kháng?
Theo các chuyên gia, để tự bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó có virus Corona thì việc tăng cường hệ miễn dịch là rất quan trọng. Muốn có sức đề kháng tốt, bạn cần thiết lập chế độ dinh dưỡng giàu Vitamin và khoáng chất tốt như:
2.1. Vitamin A
Vitamin A có vai trò rất quan trọng với hệ miễn dịch, việc bổ sung Vitamin A đầy đủ có thể làm giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ nhỏ nói chung. Thiếu hụt Vitamin A sẽ gây rối loạn khả năng tự bảo vệ của hệ miễn dịch cũng làm giảm bài tiết, khiến vi khuẩn xâm nhập gây bệnh dễ dàng hơn.
Bổ sung Vitamin A tăng cường miễn dịch
Để hấp thu Vitamin A, nên ăn nhiều các loại thực phẩm như: gan gà, gấc, rau ngót, rau dền,…
2.2. Vitamin E
Vitamin E có tác dụng bảo vệ tế bào, hạn chế sự tấn công của virus và vi khuẩn, duy trì tốt hơn sự tồn tại và hoạt động của các khu vực thần kinh trong não bộ. Bên cạnh đó, Vitamin E cũng là chất chống oxy hóa, ngăn ngừa hoạt động gây hại của gốc tự do, tham gia vào chuyển hóa tế bào.
Để tăng cường sức đề kháng, đừng quên bổ sung Vitamin E có trong các loại thực phẩm tự nhiên như: dầu hướng dương, dầu ô liu, mầm lúa mạch, vừng lạc, giá đỗ, các loại rau màu xanh lá đậm.
2.3. Vitamin D
Vitamin D thường được biết tới là thành phần giúp xương phát triển chắc khỏe, song Vitamin này còn liên quan đến nhiều chức năng của hệ miễn dịch, tuần hoàn, tiêu hóa, thần kinh,… Cơ thể người sử dụng Vitamin D chủ yếu đến từ quá trình cơ thể tự tổng hợp dưới tia bức xạ cực tím mặt trời. Ngoài ra, còn người cũng có thể hấp thu Vitamin D đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Các thực phẩm giàu Vitamin D bao gồm: hải sản, gan cá, lòng đỏ trứng,…
2.4. Vitamin C
Nhắc đến thực phẩm giúp tăng sức đề kháng thì không thể không nhắc đến các thực phẩm giàu Vitamin C. Bổ sung đủ lượng Vitamin C cần thiết sẽ giúp các globulin miễn dịch tăng, bạch cầu hoạt động cũng tốt hơn. Ngược lại, sự thiếu hụt Vitamin C khiến nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tăng lên, da xấu và dễ nứt hơn.
Bổ sung Vitamin C có tác dụng tăng cường miễn dịch
Các thực phẩm giàu Vitamin C bao gồm: rau dền, rau ngót, rau mồng tơi, rau đay,… cùng các loại trái cây như bưởi, quýt, cam, chanh, đu đủ,…
Ngoài các Vitamin trên, sức đề kháng cũng được củng cố tốt hơn từ các khoáng chất gồm: sắt, kẽm, Selen,…