1. Ai nên sử dụng thực phẩm hỗ trợ tiêu hoá?
Hệ tiêu hoá của cơ thể luôn phải liên tục hoạt động để phục vụ quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn và loại bỏ chất thải ra ngoài. Một số vấn đề tiêu hoá thường gặp như: rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, táo bón, trào ngược dạ dày,… Ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe, các vấn đề về tiêu hoá có thể khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Chính vì thế, ai cũng nên lựa chọn thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá để cơ thể luôn khỏe mạnh.
2. Top 7 thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh
Các loại thực phẩm có thể sử dụng trong thực đơn hàng để hỗ trợ tiêu hoá như:
2.1. Sữa chua
Sữa chua là nguồn bổ sung lợi khuẩn dồi dào cho hệ tiêu hoá, giúp cân bằng hệ vi sinh từ đó tạo nên màng bảo vệ đường ruột hiệu quả. Ngoài ra, lợi khuẩn trong sữa chua còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch giúp giảm tình trạng viêm và phòng ngừa vi khuẩn tấn công hệ đường ruột.
Sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn đường ruột hiệu quả
Không chỉ tốt cho hệ tiêu hoá mà sữa chua còn giàu vitamin D, canxi hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương, hệ tim mạch, sức đề kháng,… Bên cạnh các loại sữa chua truyền thống, hiện nay bạn còn có thể bổ sung lợi khuẩn qua các loại sữa chua uống lên men.
2.2. Một số loại trái cây
● Táo chứa nhiều chất xơ hoà tan – pectin có tác dụng giúp duy trì quá trình tiêu hoá đường ruột hiệu quả hơn. Táo còn có tác dụng tăng thể tích phân và tăng nhu động ruột giúp cải thiện tình trạng táo bón. Đồng thời quercetin giúp giảm triệu chứng viêm đường ruột hiệu.
● Chuối chứa nhiều chất xơ pectin hỗ trợ tiêu hoá hoạt động khỏe mạnh. Chuối có khả năng tăng cường chất điện giải bị thiếu hụt khi cơ thể gặp tình trạng tiêu chảy. Thường xuyên ăn chuối cũng là phương pháp giúp hạn chế triệu chứng táo bón.
Chuối là thực phẩm hỗ trợ tiêu hoá, hạn chế táo bón
● Đu đủ chín giàu enzyme papain hỗ trợ tiêu hoá lượng protein dung nạp vào cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng đu đủ chín giúp giảm hội chứng ruột kích thích, tăng cường tạo phân, bôi trơn đường ruột từ đó hạn chế táo bón.
2.3. Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc như yến mạch, quinoa, kiều mạch,… không chỉ được biết đến là thực phẩm hỗ trợ ăn kiêng, giảm cân được nhiều người sử dụng mà chúng còn có lợi ích hỗ trợ tiêu hoá hiệu quả nhờ chứa nhiều chất xơ và vitamin.
Hàm lượng chất xơ trong ngũ cốc giúp tăng cường tạo phân, từ đó cải thiện tình trạng táo bón. Trong ngũ cốc cũng chứa các hoạt chất có tác dụng tương tự probiotic giúp duy trì cân bằng hệ vi sinh có lợi trong hệ đường ruột.
2.4. Cá hồi
Cá hồi giàu axit béo omega 3 có lợi cho sức khỏe với tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm đường tiêu hoá. Đồng thời, thịt cá hồi dễ tiêu hoá giúp người bệnh dễ ăn và hạn chế đầy bụng khó tiêu.
Cá hồi còn chứa astaxanthin chống oxy hoá, hạn chế cholesterol xấu và phát triển cholesterol tốt giúp hạn chế tích trữ mỡ thừa dễ gây mỡ nội tạng hoặc máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ. Sử dụng cá hồi 1 – 2 lần mỗi tuần, chế biến thành các món như cá hồi nướng, áp chảo, trộn salad,… để không chỉ hỗ trợ tiêu hoá mà còn đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
2.5. Gừng
Gừng là một loại thực phẩm có mặt phổ biến trong mọi gia đình. Gừng không chỉ được dùng để làm gia vị các món ăn mà đây còn là nguyên liệu có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Gừng có tính nóng phù hợp làm ấm cơ thể và chứa chất zingibain giúp xoa bóp các cơn đau co thắt khi gặp vấn đề tiêu hoá.
Gừng giúp làm ấm cơ thể và giảm cơn đau co thắt ruột
Đồng thời, gừng cũng mang đến khả năng kháng viêm, giảm đau hiệu quả đối với tình trạng rối loạn tiêu hoá, đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu,… Tuy nhiên, đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày hạn chế sử dụng gừng để tránh làm tổn thương niêm mạc đang viêm do tính cay nóng của loại gia vị này.
2.6. Kombucha
Kombucha là thức uống được lên men từ nước trà kết hợp với nấm men tạo nên lượng axit axetic có vai trò tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại. Cùng với đó, trà có chất chống viêm hiệu quả giúp làm giảm các tình trạng viêm đường ruột và kích thích sản sinh, duy trì nguồn vi khuẩn có lợi.
Kombucha là thức uống giúp bổ sung lợi khuẩn và kháng viêm tiêu hoá
Thức uống kombucha thường được kết hợp với các loại nước ép như táo, chanh, dâu, chanh dây hoặc gừng tạo nên loại nước giải khát ngon miệng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình lên men kombucha có chứa lượng cồn nhỏ và có ga, vì thế đối với người có tiền sử viêm dạ dày nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn sức khỏe.
2.7. Giấm táo
Bên cạnh táo thì giấm táo cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong giấm táo có chứa HCL (axit clohidric) cùng vi khuẩn có lợi, axit amin hỗ trợ tiêu hoá, phân giải chất béo, carbohydrate. Chính vì thế, không chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm cân mà giấm táo còn giúp cải thiện sức khỏe đường tiêu hoá và giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
3. Những thay đổi sinh hoạt giúp cải thiện hệ tiêu hoá
Để sở hữu hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì ngoài thực phẩm ăn uống hàng ngày thì thói quen sinh hoạt cũng góp phần quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Một số lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày để tránh các vấn đề tiêu hoá:
Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý giúp hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh hơn
● Ăn đủ bữa và đúng giờ để tránh rơi vào tình trạng quá đói hoặc quá no.
● Đảm bảo an toàn vệ sinh khi chế biến và sử dụng thức ăn hàng ngày.
● Hạn chế sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá.
● Uống ít nhất 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày.
● Cân bằng các nhóm chất trong thực đơn hàng ngày.
● Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng stress gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.
● Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bất thường của cơ thể.