1. Đôi nét về tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non, mẫu giáo
Tháp dinh dưỡng là mô hình tháp bổ sung kiến thức về các loại đồ ăn được chuyên gia khuyến cáo cần và không cần dùng trong chế độ ăn mỗi ngày của trẻ. Dựa vào tháp dinh dưỡng, người chăm sóc trẻ (nhà trường, nhà trẻ) và cha mẹ có thể thiết lập thực đơn ăn uống hợp lý, để bảo đảm trẻ mầm non được cung cấp đủ dinh dưỡng. Từ đó, giúp trẻ từ 3 – 5 tuổi phát triển tối ưu về tinh thần lẫn thể chất.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh và người chăm sóc có thể lựa chọn dễ dàng các thực phẩm thích hợp cho sự tăng trưởng và nhu cầu của trẻ dựa trên tháp dinh dưỡng cân đối. Điều này giúp trẻ ăn ngon hơn cũng như tạo thành thói quen ăn uống nhiều loại thức ăn khác nhau.
Ngoài ra, tháp dinh dưỡng còn xác định những thực phẩm mà trẻ nên hạn chế sử dụng để có thể cân đối lượng thức ăn tiêu thụ và đảm bảo trẻ mẫu giáo không bị mất cân bằng dinh dưỡng. Tháp dinh dưỡng sẽ có sự khác nhau ở mỗi độ tuổi. Vì vậy, để thiết lập và xây dựng thói quen ăn uống khoa học cho trẻ em ở độ tuổi từ 3 – 5, phụ huynh cần dựa trên tháp dinh dưỡng.
Tháp cân đối dinh dưỡng dành cho trẻ 3-5 tuổi theo Bộ Y tế
2. Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non có ý nghĩa gì?
Theo tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mẫu giáo, trẻ nhỏ cần được cung cấp đủ 5 nhóm chất chính gồm: tinh bột, protein (đạm), chất béo, vitamin và khoáng chất. Tháp dinh dưỡng được chia thành 7 tầng thực phẩm với mức độ ưu tiên sử dụng tăng dần từ trên xuống:
2.1. Nước
Trẻ mầm non từ 3 – 5 tuổi cần uống khoảng 6 cốc nước mỗi ngày với mỗi cốc khoảng 220ml, tương đương với 1,3 lít nước/ ngày. Đặc biệt, có thể cho trẻ uống nhiều nước lọc hơn khi thời tiết quá nóng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, lượng nước này đã bao gồm nước trái cây, sữa và nước lọc.
2.2. Ngũ cốc
Ngũ cốc là nhóm thức ăn quan trọng đứng thứ hai sau nước, theo tháp cân đối dinh dưỡng cho trẻ 3 – 5 tuổi. Đây là nguồn cung cấp tinh bột chủ yếu cho trẻ và giúp chuyển hóa năng lượng cho trẻ vận động.
Trẻ mầm non mỗi ngày cần tiêu thụ từ 5 – 6 đơn vị ngũ cốc, với 1 đơn vị gần bằng 1/2 chén cơm (55 gram) hoặc 1 ổ bánh mì (27 gram). Trong các loại thực phẩm chứa ngũ cốc, phụ huynh nên ưu tiên cho trẻ ăn cơm, phở, bánh mì,… bởi đây là những món ăn không chỉ chứa nhiều tinh bột mà còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác.
Ngũ cốc là nhóm thực phẩm giúp trẻ bổ sung năng lượng quan trọng
2.3. Rau, quả
Theo tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non, rau quả là nhóm thực phẩm xếp vị trí thứ ba sau ngũ cốc. Trẻ mẫu giáo cần tiêu thụ khoảng 4 đơn vị rau quả mỗi ngày, gồm 2 đơn vị rau cùng 2 đơn vị quả (1 đơn vị gần khoảng 80g).
2.4. Chất đạm
Nhóm chất đạm (protein) gồm: đạm thực vật (các loại hạt) và đạm động vật (các loại thịt, hải sản, trứng…), trong đó, trẻ sẽ có lợi cho sức khỏe nếu ăn nhiều đạm thực vật . Đối với trẻ từ 3 -5 tuổi, protein giữ vai trò vô cùng quan trọng, giúp trẻ phát triển hài hòa về tinh thần lẫn thể chất.
Mỗi ngày, trẻ mầm non cần tiêu thụ khoảng 3,5 đơn vị đạm , với mỗi đơn vị khoảng 30 – 35 gam thịt cá, thịt lớn, khoảng 40 – 50 gam trứng, thịt gà. Tuy đạm thực vật tốt hơn cho sức khỏe, nhưng cha mẹ cũng cần lưu ý cho trẻ sử dụng một cách hài hòa giữa hai loại đạm.
2.5. Sữa và chế phẩm từ sữa
Theo tháp dinh dưỡng dành cho trẻ 3-5 tuổi, trẻ trong độ tuổi này cần được cung cấp 4 đơn vị sữa mỗi ngày để đảm bảo sự tăng trưởng Theo đó, 1 đơn vị sữa gần bằng với khoảng 100 ml sữa bột với nước hoặc sữa tươi, 100 gam sữa chua, 15 gam phô mai.
2.6. Dầu mỡ
Trẻ mẫu giáo, mầm non vẫn cần cung cấp khoảng 5 đơn vị chất béo mỗi ngày, với mỗi đơn vị gần bằng khoảng 5 gam dầu ăn hoặc mỡ, 6 gam bơ.
2.7. Đường, muối
Đường và muối là nhóm thức ăn nằm trên đỉnh tháp nên cần được hạn chế sử dụng, tức là trẻ vẫn cần được bổ sung muối, đương nhưng chỉ ở mức thấp. Theo tháp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo, trẻ em cần ít hơn 3 đơn vị đường (<15 gram đường) và dưới 3 gram muối mỗi ngày, trong đó muối là nguồn cung cấp iốt chủ yếu cho cơ thể.
Xây dựng bữa ăn khoa học theo tháp dinh dưỡng giúp trẻ 3-5 tuổi phát triển hài hòa
3. Thiết lập thực đơn dựa trên tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non
3.1. Nguyên tắc thiết lập thực đơn
Để lên thực đơn ăn uống cho trẻ mẫu giáo dựa theo tháp dinh dưỡng dành cho trẻ mầm non cần đảm bảo các yếu tố sau:
3.1.1. Cung cấp đủ năng lượng
Bậc phụ huynh cần bổ sung cho trẻ đa dạng các nhóm thực phẩm cơ bản như tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ, khoáng chất và vitamin. Nhằm đảm bảo trẻ nhỏ có đủ nguồn năng lượng cho hoạt động thể chất và phát triển toàn diện. Theo đó, trẻ mẫu giáo cần bổ sung khoảng 1.230 – 1.320 kcal năng lượng/ ngày.
3.1.2. Đa dạng thực phẩm
Trong mỗi nhóm thức ăn, nên cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thức ăn để khẩu vị thay đổi giúp trẻ ăn uống ngon hơn, vừa đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý rằng tháp dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ sẽ khác với người lớn. Do đó, một số loại thực phẩm có thể rất tốt cho sức khỏe của người lớn nhưng lại không tốt đối với trẻ em. Ngoài ra, việc thay đổi thức ăn giữa các nhóm thực phẩm với nhau cũng không được khuyến khích.
Lập thực đơn đa dạng các món ăn giúp trẻ 3-5 tuổi ăn nhiều hơn
3.1.3. Lên thực đơn theo mùa hoặc khẩu vị của trẻ
Để trẻ hứng thú với hoạt động ăn uống, nhất là với những trẻ nhỏ có xu hướng kén ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, thì cha mẹ nên thiết lập thực đơn theo sở thích của trẻ hoặc theo màu. Đặc biệt phụ huynh nên lựa chọn theo mùa các loại rau quả và trái cây
3.1.4. Chọn thực phẩm an toàn
Ngoài việc đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng theo tháp thức ăn dinh dưỡng dành cho trẻ mẫu giáo. Các bậc phụ huynh cũng cần chú ý an toàn thực phẩm, không thiu, bị hỏng, không chứa hóa chất, để không gây hại đến sức khỏe của trẻ.
3.1.5. Chú ý với những trẻ nhỏ bị dị ứng
Một số trẻ mầm non có thể phản ứng dị ứng với những loại thức ăn như sữa, trứng, các loại hạt, khổ qua,… Do đó, khi cho trẻ ăn một loại thực phẩm mới, phụ huynh cần theo dõi phản ứng của trẻ để tránh dùng trong những lần kế tiếp.
Lưu ý những loại thực phẩm trẻ bị dị ứng để tránh dùng cho lần sau
3.2. Gợi ý thực đơn cho trẻ 3-5 tuổi dựa trên tháp dinh dưỡng
Dựa vào tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 – 5 tuổi, bạn có thể lập thực đơn cho từng bữa ăn của trẻ. Theo đó, nhằm đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết và năng lượng, trẻ mầm non cần tiêu thụ 3 bữa chính và từ 2 – 3 bữa phụ mỗi ngày.
Dưới đây là gợi ý cho thực đơn khoa học theo tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non mà cha mẹ và người chăm sóc có thể tham khảo:
-
Bữa sáng: 1 tô cháo.
-
Bữa phụ: 1 cốc sữa.
-
Bữa trưa:: 1 chén cơm, canh cải nấu thịt bằm, cá kho, trái cam.
-
Bữa xế chiều: hoa quả theo nhu cầu.
-
Bữa chiều – tối: 1 chén cơm, canh bí nấu tôm, gà kho, 1 trái chuối.
-
Bữa phụ: 1 cốc sữa.